Tác phẩm nổi bật Nguyễn_Văn_Giao

Ông có nhiều trước tác, nay còn lưu lại được 4 tác phẩm

  • Quất Lâm di thảo (橘林遺草)
  • Sử Lâm ký Yếu
  • Tam Khoa Bị Lục
  • Thưởng lãm Sách Thi Tập

Ngoài ra còn ghi nhận được một số trước tác của ông như:

  • Nam sử lược thuyết (Lịch sử)
  • Ngự Thiện tự thi tập (Văn - Giáo khoa)
  • Vạn sự vịnh sử (Văn)
  • Diệp tự văn (ngụ ngôn)
  • Kim, Nguyên, Minh sử phú (sử văn)
  • Sách học tân truyện (Văn dùng cho khoa cử).

Lưu Ngọc Quân trong công trình nghiên cứu của mình có đề cập trường hợp thư tịch Việt Nam sau khi truyền nhập Trung Quốc được các văn sĩ Trung Quốc in khắc rồi lại từ Trung Quốc quay về Việt Nam. Đó là tập Sử Luận của Nguyễn Đạm Như Phủ (tức Nguyễn Văn Giao).Vào năm Đồng Trị thứ 10 (1871), Nguyễn Hữu Lập, học sĩ Hàn Lâm Viện, được lệnh đi sứ Trung Quốc, khi qua sông Trường Sa, tình cờ gặp gỡ Tương Âm Lý Phụ Diệu mà ca tụng tập Sử Luận của bác ông là Nguyễn Đạm Như Phủ, viết về lịch sử Trung Quốc từ Thượng Cổ đến triều Minh, các câu trong bài luận đều là những câu có sẵn trong Thập Tam Kinh. Sách này sau được Từ Thụ Minh, Ngọc Khởi Vận, Tương Âm Lý Phụ Diệu đề tựa, do họ Lý vào năm Đồng Trị thứ 13 (1874) in khắc. Thư viện Quốc gia Trung Quốc có hai bản khắc in năm 1874 với tên Sử Luận ký hiệu 142429 và 72095, còn tại Viện nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội lại là hai bản viết tay, một đề Nguyễn Thám Hoa Đạm Như Phủ Sử Luận Thập Tam Kinh Tập Cú (VNV.1728), một bản đề Sử Luận Tập Cú (A.234). Do hai bản lưu tại thư viện Quốc gia Trung Quốc là bản khắc in, còn hai bản lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm là bản viết tay nhưng ở phần mục lục đều có bài đề tựa của Từ Thụ Minh, Ngọc Khải Vận và bài bạt của Lý Phụ cho nên Lưu Ngọc Quân cho rằng có thể bản chép lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm là chép từ bản khắc Trung Quốc.